Bạn có:
-Sợ ma? Ngủ một mình sợ?
-Sợ chết? Không dám nhảy bungee, nhảy dù, skydiving, đi máy bay?
-Sợ mất tiền, sợ thua lỗ?
-Sợ mất thời gian?
-Sợ người khác chê cười?
-Sợ mất lòng, không dám nói?
- Sợ cô đơn? -Sợ không ổn định, sợ bấp bênh?
-Sợ bị phê bình, nói cái chưa được của mình vì sợ mất mặt?
-Sợ xấu, sợ già, sợ bệnh tật
? -Rắn, chuột, gián.. nhìn là sợ dù trên màn hình tivi?
Nếu các bạn có một trong những nỗi sợ trên, thì các bạn khó làm được sự nghiệp. Mọi sự sợ hãi do não lập trình cả. Ví dụ, sợ ma thì sao đi công tác một mình, không lẽ lúc nào cũng phải có người ngủ cùng. Sợ ma thì tâm lí và tinh thần rất yếu, không làm ăn được. Các bạn cần phải nghĩ lại nếu có ước mơ. Vì sợ sẽ dẫn đến đắn đo, thập thò, dùng dằng, phút 89 là rút lui.
Chỉ nên sợ những cái gây ra cái chết cho mình như sợ sấm chớp, sợ rắn độc..., vi phạm pháp luật và hại người khác, còn lại, nỗi sợ là do mình nhát thôi.
Luôn sợ hãi là đặc tính của người thường, người theo đuổi người khác (follower), không phải người quản lý, dẫn đầu (leader). Các bạn cũng nên đánh giá tính cách này trong chọn người cùng làm chung, nhận biết nhân tài. Ví dụ, luôn sợ mất tiền thì sẽ không có lòng tin ở người khác, nên sẽ không thể cùng làm ăn được.
Vậy nên nếu tiềm thức chứa đầy nỗi sợ ấy thì không đủ thời gian để làm những việc lớn, để theo đuổi ước mơ, đam mê. Và trong NLP có những bộ công cụ giúp bạn vượt qua nỗi sợ vô cớ đó. Và nếu bạn có ước mơ, công cụ trong NLP sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân hơn, giúp bạn thiết lập mục tiêu và kế hoạch để bạn nhanh chóng chạm tay tới ước mơ của mình